UBND xã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác sản xuất vụ Xuân năm 2023, phương hướng năm 2024

Ông Vũ Quang Phúc - Phó chủ tịch UBND xã báo cáo kết quả sản xuất vụ Xuân năm 2023, phương hướng năm 2024
I. TRỒNG TRỌT
1.1. Sản xuất
lúa
- Kết quả chung:
+ Diện tích gieo cấy: 400 ha.
+ Năng suất: 67 tạ/ha tăng 2 tạ/ha so với
vụ Xuân 2022.
+ Sản lượng: 26.800tấn.
- Kết quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm
canh lúa:
+ Về thời vụ: Ban Nông nghiệp đã chỉ đạo 2 HTX và cơ
sở xóm tổ chức gieo cấy đúng lịch thời vụ chỉ đạo của huyện.
Mạ nền: Gieo từ 28 - 29/01/2023 (tức 07- 08/tháng Giêng); cấy từ 10/02 (20/tháng Giêng).
+ Về cơ cấu giống: Đảm bảo cơ cấu theo hướng chất lượng và nâng cao giá trị
gia tăng của sản phẩm.
Lúa thuần: 380 ha (bằng 95 % diện tích), chủ yếu là
các giống chất lượng cao như: Bắc thơm số 7, Dự hương, Đài thơm 8, Nếp 97,
ST24, ST25...
Lúa lai: 20 ha (chiếm 5% diện tích),
gồm các giống Nhị ưu 838, TX 111.
1.2. Công tác
bảo vệ thực vật
Các đối tượng dịch hại phát sinh ở mức nhẹ, công tác dự
tính, dự báo sâu bệnh và tổ chức phòng trừ sát với yêu cầu sản xuất, đã chủ
động phòng trừ cho diện tích lúa bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ và bệnh khô vằn. Kết
quả các đợt phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao.
1.3. Trồng cây nhân dân
Căn
cứ Kế hoạch và chỉ tiêu giao của UBND huyện về trồng cây nhằm tạo cảnh quan môi
trường xanh, sạch, đẹp, góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó
biến đôỉ khí hậu và nước biển dâng.
UBND
xã tổ chức trồng cây bóng mát, cây ăn quả, cây phân tán tại đường giao thông,
công sở, có cây bóng mát đồng chủng loại được hình thành; nhiều hộ gia đình cải
tạo vườn tạp, thay thế cây sanh bằng cây ăn quả nên có thu nhập khá.
II. CHĂN NUÔI
- Tính đến 25/6/2023, toàn xã có 869 con lợn. Đàn gia cầm là 6.500
con.
- Kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân
2023 đạt kết quả khá; đàn gia súc, gia cầm nhìn chung
được đảm bảo an toàn.
- 6 tháng đầu năm 2023 do giá thức ăn chăn nuôi ở
mức cao, trong khi giá bán sản phẩm thấp, người chăn nuôi lãi thấp hoặc không
có lãi.
III. CÔNG TÁC THỦY LỢI
Phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên KTCTTL Hải Hậu xây
dựng kế hoạch và chỉ đạo làm thủy lợi nội đồng vụ Đông Xuân
2022-2023 theo đúng kế hoạch và đạt kết quả cao. Cụ thể:
+ Công ty TNHH KTCT thủy lợi nạo vét 2 kênh cấp II ( Đối
5 và Đối 6):
+ Các cơ sở xóm nạo vét 15 kênh
cấp III: K.lượng 2.200 m3 .
+ Đắp bờ vùng 10 con. Chiều
dài: 1.580m. Khối lượng đất đắp: 1.200m3
+ Xây đúc, sửa chữa 9 đầu cống
cấp III.
+ Tra lắp 50 cống bi phi các
các loại.
- Cày lật đất: Do ảnh hưởng
của đợt mưa từ ngày 24 - 26/11/2022 làm đất ướt đã ảnh hưởng tới tiến độ cày
lật đất phục vụ sản xuất vụ Xuân. Đến
ngày 10/01/2023 hoàn thành 100% diện tích cày lật đất.
- Kết quả kiên cố hóa kênh
mương: Hưởng ứng phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” đã phát
động nhân dân ủng hộ kinh phí đầu tư kè kiên cố kênh mương gắn với xây dựng
tuyến đường hoa, phục vụ xây dựng NTM kiểu mẫu của đơn vị cấp xóm. Vụ Đông Xuân năm 2022-
2023, đã kiên cố tăng thêm được 966 kênh đi qua khu dân cư (trong đó: kênh cấp
2( Đối 4 và Đối 6): 866m và 100 m kênh cấp 3) và đã được nghiệm thu và hỗ trợ kinh phí theo cơ chế của
huyện.
- Khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất: Phối hợp Công ty
TNHH một thành viên KTCT thủy lợi Hải Hậu chủ động
lấy nước sớm, khai thác hiệu quả các đợt xả nước hồ thủy điện; vận hành an toàn hệ
thống công trình, thực hiện tốt việc khoanh
vùng, điều tiết, đến ngày 05/02/2023 đã cơ bản lấy đủ nước phục vụ làm đất tạo điều kiện thuận lợi cho 100% diện tích
được bừa ngả, bừa vỡ xong trước Tết Nguyên đán; bừa ống và cấy ngay sau Tết
Nguyên đán. Đã phục vụ tốt việc tưới tiêu kịp thời theo từng giai đoạn sinh
trưởng của cây trồng. Điều hành rút nước lộ ruộng, kết hợp vệ sinh môi trường
đạt hiệu quả cao.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP
4.1. Xây dựng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất
- Tiến bộ kỹ thuật về giống: Giống
ST 24, ST 25 được mở rộng quy mô sản xuất và chiếm 12% diện tích; bên cạnh đó
các giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ tốt hơn giống Bắc
thơm số 7, năng suất cao hơn, chất lượng cơm tương đương và hơn giống Bắc thơm
số 7 (chỉ kém mùi thơm) như giống Hương Cốm 4, Tiền Hải 1, Lai Thơm 6 đang được
người trồng lúa mở rộng diện tích gieo cấy.
- Tiến bộ kỹ thuật về phân bón hữu cơ: Vụ Xuân năm 2023 một
số diện tích lúa sử dụng bón phân theo hướng hữu cơ. Qua thực tế sử dụng phân
bón hữu cơ cho thấy sử dụng phân hữu cơ sẽ giảm chi phí phân bón, cây lúa phát
triển tốt, sâu bệnh nhẹ hơn, chất lượng ngon hơn so với sử dụng phân hóa học.
- Mô hình máy cấy - mạ khay tiếp tục
được triển khai và duy trì 2 mô hình. Hiệu quả sản xuất lúa tăng rõ rệt trong
mô hình máy cấy - mạ khay, giảm chi phí sản xuất lúa từ 180.000- 200.000
đồng/sào. Cơ sở xóm 2A, xóm 11 là đơn vị dẫn đầu trong việc làm dịch vụ gieo mạ
khay cấy bằng máy cấy.
4.3. Phát triển sản phẩm OCOP
Chương trình được quan tâm chỉ đạo, triển
khai: Đến nay xã có 2 sản phẩm OCOP là tinh bột sắn
dây và tinh bột nghệ đạt 3 sao;
* NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ
Nguyên nhân khách quan
Điều kiện thời tiết, thuỷ văn trong vụ Xuân 2023 có nhiều
thuận lợi, giai đoạn gieo mạ và cấy thời tiết ấm, ẩm lúa Xuân phát triển nhanh.
Các đối tượng sâu bệnh phát sinh ở mức độ nhẹ, không có diện tích thiệt hại do
sâu bệnh gây ra. Thời gian thu hoạch trời nắng liên tục, không có mưa, ít hao
hụt.
Nguyên nhân chủ quan
- Xác định phát triển sản xuất nông nghiệp và Tái cơ cấu
nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng NTM nên tiếp tục được cấp ủy,
chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các tổ chức xã hội tích cực
phối hợp, hỗ trợ ngành nông nghiệp trong sản xuất vụ Xuân và xây dựng NTM.
- UBND xã, Ban Nông nghiệp
bám sát chỉ đạo và hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện; tích cực, chủ động tham mưu cho UBND xã
xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt chiến dịch thủy lợi nội đồng, phát triển sản xuất, tiêm
phòng và phòng chống dịch bệnh; các TBKT mới, áp dụng cơ giới hóa sản xuất, góp phần
quan trọng vào kết quả sản xuất vụ Xuân 2023.
- Các tổ chức đoàn thể vận động
các hội viên, đoàn viên tích cực sản xuất, kinh doanh; nhân rộng các mô hình
sản xuất kinh doanh giỏi, mô hình vườn mẫu; thực hiện hiệu quả các hoạt động ủy thác vay vốn ngân hàng phục vụ phát triển kinh
tế hộ gia đình.
- Hai HTX tích cực
tham gia các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất.
- Các chủ hộ kinh doanh vật tư NN cung ứng giống và vật
tư nông nghiệp cơ bản thực hiện đúng chỉ đạo, cung ứng đủ đáp ứng tốt yêu cầu
của sản xuất.
- Các hộ đã tích áp dụng TBKT mới để
chuyển đổi cơ cấu giống, thời vụ; tuân thủ quy
trình thâm canh, tích cực áp
dụng cơ giới hoá.
V. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ
- Sản xuất nông nghiệp chưa có đột phá. Chưa có mô hình
sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo tiêu chí NTM.
- Về trồng trọt: Tình trạng bỏ hoang
ruộng có xu hướng gia tăng; vụ Xuân 2023, diện tích là 6,5 ha (trong đó: có 1,5
ha trên đất giao ổn định ).
- Về chăn nuôi: Công tác rà soát, thống kê, cập nhật và
theo dõi tổng đàn gia súc, gia cầm chưa thực hiện kịp thời, số liệu thiếu chính
sác. Chưa có cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Công tác vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và các biện pháp đảm bảo an toàn
dịch bệnh chưa thường xuyên, quyết liệt.
- Về HTX: Hiệu
quả hoạt động của 2 HTX sau chuyển đổi còn hạn chế.
- Về thủy lợi: Công tác nạo vét kênh
cấp III hoàn thành kế hoạch nhưng vẫn còn một số xóm chưa quan tâm để bèo rác,
cỏ làm hạn chế dòng chảy vào mặt ruộng.
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ SẢN XUẤT VỤ XUÂN 2024
I.
ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT VỤ XUÂN 2024
1. Khó khăn
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương:
Trong mùa Đông Xuân 2023 - 2024, miền Bắc có nền nhiệt độ ở mức cao hơn trung
bình nhiều năm. Nhưng không khí lạnh có khả năng hoạt động muộn hơn so cùng kỳ
nhiều năm, rét đậm, rét hại có thể xảy ra muộn, tập trung nhiều trong khoảng từ
giữa tháng 12/2023 đến tháng 02/2024.
- Một số đối tượng sâu bệnh, dịch hại nguy hiểm vẫn tiềm
ẩn nguy cơ bùng phát trên cây trồng và vật nuôi, nhất
là bệnh lùn sọc đen trên lúa và dịch tả lợn Châu Phi.
- Do thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp, lực lượng chính
chuyển sang ngành nghề khác có thu nhập cao hơn, dẫn đến thiếu lao động trong
nông nghiệp.
-
Giá vật tư nông nghiệp tăng
cao, giá nhiều loại nông
sản tăng chậm, ảnh
hưởng tới khả năng đầu tư của các hộ nông dân và hiệu quả sản xuất.
2. Thuận lợi
- Nhiều TBKT mới về giống, cơ giới hoá vào sản xuất có hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn sản xuất giúp người
nông dân có thêm nhiều lựa chọn để áp dụng vào sản
xuất.
- Hạ tầng đồng ruộng tiếp tục được đầu tư nâng
cấp, đáp ứng cơ bản yêu cầu sản xuất và áp dụng cơ giới hóa; Các vùng tích tụ
ruộng đất với các cánh đồng lớn tập trung tiếp tục được duy trì tạo thuận lợi
cho chủ hộ sản xuất đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
II. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG
Tích cực, chủ động
tổ chức tốt sản xuất vụ Xuân 2024 trong mọi điều kiện diễn biến phức tạp của
thời tiết; Tập trung đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu cây
trồng theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hướng hữu cơ. Khuyến
khích chủ hộ trồng lúa, HTX tham gia tích cực vào phát triển cơ giới hóa nông
nghiệp.
III. CÁC CHỈ
TIÊU CHỦ YẾU
1. Trồng trọt
1.1. Sản
xuất lúa: Diện tích 400 ha. Năng suất 70 tạ/ha trở
lên.
2. Chăn nuôi
Đàn lợn: 1.000 con. Đàn gia
cầm: 8.500 con. Chỉ tiêu tiêm phòng: 100%.
IV. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Thực hiện tốt kế hoạch làm TLNĐ và công tác phòng chống hạn
- Tranh thủ cày lật đất sớm, phấn đấu xong trước ngày 15/12/2023.
- Khẩn trương triển khai kế hoạch làm thuỷ lợi nội đồng. Tập trung cao biện pháp tổ chức
thực hiện kế hoạch thuỷ lợi vụ Đông Xuân 2023- 2024, tu bổ, nâng cấp hệ thống công trình cấp 2, cấp 3 và từ cửa kênh
cấp 3 đến mặt ruộng.
- Hoàn thành nạo vét xong trước 30/12/2023 và xây đúc
xong trước ngày 05/01/2023.
- Chuẩn bị tốt các điều kiện lấy
nước ngả ả. Căn cứ lịch thủy triều hàng năm, dự kiến các đợt lấy nước phục vụ sản
xuất vụ Xuân 2024 như sau:
+ Đợt 1: Từ
09/01/2024 - 18/01/2024 (tức 28/11 - 08/12/2023 Âm lịch): Khai thác
nước phục vụ thau tháo, vệ sinh hệ thống thay nước cũ lấy nước mới;
+ Đợt 2: Từ 22/01
- 31/01/2024 (tức 12/12 - 21/12/2023 Âm lịch): Là đợt nước rằm tháng Chạp, đầu nước cao kết hợp hồ thủy điện sả nước 8 ngày từ 18- 21/02/2024; là đợt nước rất quan trọng cần tận dụng mọi khả năng hệ thống công
trình, lấy nước ngả tối đa diện tích để ngả ải phục vụ làm đất.
+ Đợt 3: Từ
04/02- 14/02/2024 (tức 25/12- 05/01/2024 Âm lịch): Là đợt nước Tết Nguyên đán, tiếp tục lấy nước kết hợp thau chua rửa mặn;
đảm bảo nước làm đất; san sẻ nước phục vụ cấy lúa Xuân.
+ Đợt 4:
Từ
19/02- 28/02/2024 (tức 10/01 -19/01/2024 Âm lịch): Hồ thủy điện
tiếp tục sả nước 4 ngày từ 18- 21/2/2024; tiếp tục điều tiết nước phục vụ cấy
lúa Xuân và chăm sóc lúa mới cấy.
* Tập trung lấy nước đợt 2, 3 là chính; 100% diện tích
được bừa cấy xong trước Tết Nguyên đán để cấy lúa ngay sau Tết.
2. Thực hiện tốt các biện pháp thâm
canh, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
2.1. Biện
pháp thâm canh cây lúa
a. Cơ cấu giống:
Sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao, chống
chịu sâu bệnh khá tốt và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Cơ cấu giống: Lúa lai: 5 % diện tích, lúa thuần 95% diện tích.
- Các giống chủ yếu:
+ Lúa thuần: Bắc thơm số 7, Đài thơm 8,
Dự hương 8, VNR 20, Nếp 97…
+ Lúa lai: Nhị ưu 838, TX111… lựa chọn sử dụng tập trung 1- 2 giống lúa
lai và 2- 3 giống lúa thuần trong cơ cấu giống.
+ Tiếp tiếp tục mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa
triển vọng, có chất lượng tốt như ST 24, ST 25, Hương cốm 4, Hồng Đức 4.
(Riêng giống ST24, ST25 có khả năng chống rét kém, nên
cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc bảo vệ mạ hoặc giữ đủ nước cho lúa mới
cấy).
b) Thời vụ gieo
cấy:
Gieo mạ trước
Tết Nguyên đán, cấy ngay sau Tết nguyên đán. Phấn đấu đến ngày 22/02/2024 gieo
cấy xong lúa Xuân.
- Mạ nền: Gieo từ 01- 02/02/2024 (tức
22- 23/tháng Chạp); cấy từ 14- 15/02 (05-
6/tháng Giêng), khi mạ đạt 2,5- 3 lá thật.
(Cần bám sát
diễn biến thời tiết để điều chỉnh linh hoạt lịch gieo, lịch cấy cho phù hợp
thực tế; quan tâm biện pháp chăm sóc, bảo vệ mạ).
c. Phương thức
gieo cấy
Gieo mạ theo phương thức mạ nền là
chủ yếu; khuyến khích áp dụng máy cấy- mạ khay.
d) Mật độ và số dảnh cấy
- Lúa lai: Cấy 26 - 28 khóm/m2, 1- 2 dảnh/khóm.
- Lúa thuần: Cấy 30- 32 khóm/m2, 2- 3 dảnh/khóm.
e) Làm đất:
- Tập
trung lực lượng, phương tiện cày lật đất ngay sau khi đất
khô, phấn đấu hoàn thành cày ải trước 15/12/2023.
- Thực
hiện tốt công tác vệ sinh đồng ruộng, tiêu
hủy tàn dư thực vật. Tranh thủ
thau rửa cho những diện tích nhiễm chua, mặn và phèn. Hoàn
thành bừa cấy, bừa ống xong trước Tết âm lịch.
g) Sử dụng phân bón:
- Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ; tận dụng tối đa các nguồn phân hữu cơ để bón lót
thay thế một phần lượng phân vô cơ. Sử dụng phân hỗn hợp NPK với các sản phẩm phân bón
của các doanh nghiệp uy tín như: Tiến Nông, Lâm Thao, Bình Điền, Phú Mỹ, Việt
Nhật, Ninh Bình, DAP Đình Vũ...
- Khi nhiệt độ ổn định từ 180C trở lên, cây lúa
ra lá rễ trắng mới bắt đầu bón phân thúc: Bón phân cân đối, bón gọn; không lạm dụng phân đạm. Tùy từng giống lúa và
chân ruộng để sử dụng lượng phân bón phù hợp, song phải đảm bảo lượng phân bón
cho 1 sào (quy ra phân đơn) là:
+ Lúa lai: (10 - 12)
kg urê + (20- 25) kg lân super + (5 - 6) kg kali.
+ Lúa thuần: (9 - 10)
kg urê + 20 kg lân super + (4 - 5) kg kali.
- Nhân rộng mô hình
sử dụng phân bón hữu cơ Con gà của Công ty TNHH Cường Tân nhập nội, phân Năm
con bò của Công ty TNHH Toản Xuân kết hợp bón phân đơn và các loại phân hữu cơ
khác (quy trình sử dụng theo hướng dẫn của từng đơn vị sản xuất).
* Lúa cấy mạ nền bón
kết thúc các loại phân trước ngày 20/3/2024;
h) Chế độ nước: Duy trì nước nông thường xuyên
cho lúa từ sau cấy đến khi kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu; khoảng đầu tháng 4 tiến
hành rút nước lộ ruộng cho lúa trong thời gian 12- 15 ngày để khống chế dảnh vô
hiệu và hạn chế sâu bệnh.
i) Phòng trừ
sâu bệnh:
- Để hạn chế sâu bệnh gây hại phải coi trọng biện
pháp phòng trừ tổng hợp: Lựa chọn, sử dụng giống ít nhiễm sâu bệnh, phù hợp chân đất, bón phân cân
đối hợp lý theo quy trình.
- Tổ chức tốt mạng lưới điều tra, dự tính, dự báo sâu bệnh, để có biện pháp phòng
trừ sớm, hiệu quả. Đối với các loại bệnh thì xác định phòng là chính, quá
trình phun thuốc phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng, không lạm dụng thuốc ảnh hưởng
đến môi trường và thiên địch.
- Vụ Xuân 2024 cần quan tâm phòng
trừ các đối tượng dịch hại sau:
+ Chuột và ốc bươu vàng ở giai đoạn
đầu vụ: Cần phát động tập trung đồng loạt diệt chuột và ốc bươu vàng (bằng biện
pháp thủ công là chính) khi lấy nước đổ ải và làm đất.
+ Rầy nâu, rầy lưng trắng: Theo dõi
chặt chẽ rầy lứa 1 (cuối tháng 3- đầu tháng 4), lứa 2 và 3 (trong tháng 4 và
5).
+ Sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 và 3 từ đầu
tháng 4 đến đầu tháng 5.
+ Bệnh khô vằn: Phòng trừ từ đầu
tháng 4.
+ Bệnh đạo ôn: Phòng trừ đạo ôn lá
tập trung từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4; phòng bệnh đạo ôn cổ bông cho giống
nhiễm bệnh khi lúa trỗ bông gặp mưa.
+ Bệnh bạc lá: Phòng bệnh chủ động
bằng biện pháp thâm canh cân đối, không lạm dụng phân đạm, không bón đạm muộn.
- Đối với bệnh lùn sọc đen: Làm tốt
công tác vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nguồn bệnh chuyển từ vụ Mùa 2023 sang vụ
Xuân 2024. Chủ động hạn chế sự xâm nhập của rầy ngay từ giai đoạn mạ bằng biện
pháp che phủ nilon cho mạ.
2.2. Biện pháp
phát triển chăn nuôi và công tác thú y
- Tổ chức quản lý chặt chẽ tình hình chăn nuôi theo Luật.
Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi;
- Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh đến tận hộ chăn
nuôi, khi phát hiện dịch bệnh phải báo ngay cho UBND xã và cán bộ thú y để có
biện pháp xử lý kịp thời; chủ động lấy mẫu cảnh báo sớm dịch bệnh. Tổ chức tốt tiêm phòng triệt để cho đàn gia súc gia cầm.
- Kiểm tra và yêu cầu bắt buộc tất cả các hộ chăn nuôi
phải đảm bảo các điều kiện về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và vệ sinh
môi trường.
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động vận chuyển,
buôn bán, giết mổ động vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và việc sử dụng chất
cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi.
3. Tiếp
tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp, HTX thực hiện hiệu quả các mô hình Tái
cơ cấu nông nghiệp
- Phát triển các mô hình chuyển đổi linh hoạt đất trồng
lúa sang cây trồng hàng năm có hiệu quả kinh tế cao, gắn với các chuỗi liên kết
sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Diện tích đã chuyển đổi phải được
quản lý chặt chẽ, phải theo quy hoạch nông thôn mới và quy hoạch phát triển sản
xuất nông nghiệp đã được phê duyệt.
4. Tăng cường hoạt động chuyển giao
TBKT mới vào sản xuất
- Khuyến khích và tạo điều
kiện cho 2 HTX phát triển các hình thức dịch vụ cơ giới hóa,
cung ứng vật tư đầu vào gắn với tiêu thụ nông sản cho nông dân.
- Tiếp tục phát triển nhanh cơ giới hoá các khâu sản xuất (gieo cấy, phun thuốc trừ sâu…) nhằm
giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Tập trung nguồn kinh phí
quản lý, sử dụng đất trồng lúa để xây dựng các mô hình tiến bộ kỹ
thuật mới, mô hình chuyển đổi linh hoạt
đất trồng lúa. Tổ chức trình diễn giống lúa Hương Cốm 4 kết hợp phân bón
hữu cơ Con gà của Công ty TNHH Cường Tân. Quy mô 110 mẫu trên địa bàn 21/24
xóm.
5. Tăng cường quản lý Nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ
sinh thực phẩm
- Phối kết hợp với các ngành chức năng,
quản lý chặt chẽ thị trường thuốc bảo vệ thực vật; tạo điều kiện để 2 HTX dịch vụ nông nghiệp chủ động ký hợp đồng cung ứng
vật tư với các doanh nghiệp có uy tín. Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức kinh
doanh trái phép và bán hàng kém chất lượng trên địa bàn quản lý.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. UBND xã tổ chức tốt Hội nghị tổng kết sản
xuất vụ Xuân 2023, triển khai sản xuất vụ Xuân 2024, chiến dịch làm thủy lợi nội đồng 2023- 2024.
2. Ban Nông nghiệp phân công cán bộ bám sát đồng ruộng, theo dõi sát diễn biến của sâu bệnh, dịch bệnh, đề xuất
biện pháp xử lý đảm bảo an toàn; tham mưu UBND thực hiện
tốt đề án phát triển sản xuất, chương trình xây dựng NTM bền vững và phát triển.
3. Ban Nông nghiệp chỉ đạo 2 HTX và các cơ sở triển khai có hiệu quả công tác thủy nông nội đồng.
4. Cán bộ bảo vệ thực vật, cán bộ Thú y: theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu bệnh trên đồng ruộng, dịch bệnh của
gia súc, gia cầm;
5. Công chức Địa chính Môi trường: tăng cường
kiểm tra đôn đốc các xóm giữ vững diện tích sản xuất theo
quy hoạch, những diện tích đã chuyển đổi đảm bảo nâng cao giá trị sản xuất trên đơn
vị diện tích đã chuyển đổi, tham mưu UBND xã xử lý kịp thời những sai phạm.
6. Đề nghị các Ban ngành, đoàn thể với chức năng, nhiệm vụ
của mình tổ chức phục vụ tốt cho sản xuất, đồng thời phát huy vai trò chủ động
của hộ gia đình. Phát động phong trào thi đua phục vụ sản xuất nông nghiệp,
động viên mọi thành viên hội viên thực hiện tốt các chủ trương, biện pháp đã
đề ra./.
Ông Lưu Văn Tình - Chủ tịch UBND xã phát biểu chỉ đạo và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm cần tổ chức thực hiện trong thời gian tới
Trong thời gian tới đề nghị các cấp ủy, cơ sở xóm tập trung các nhiệm vụ chính trị của địa phương như công tác sơ khám tuyển quân năm 2024, chuẩn bị các điều kiện phục vụ đoàn thẩm định NTM kiểu mẫu và các nhiệm vụ khác. Trên tinh thần xây dựng, hội nghị đã diễn ra thành công tốt đẹp
BAN BIÊN TẬP